Xu hướng SEO bạn nên tìm hiểu vào năm 2018
Các chiến lược SEO mà bạn đang sử dụng có hiệu quả hay không? Chúng có đem lại kết quả như mong đợi của bạn chứ?
Giống với các lĩnh vực khác trong ngành kĩ thuật, SEO luôn biến đổi không ngừng nghỉ. Phương pháp từng được cho là bất bại, luôn giúp từ khóa đứng top ở hệ thống tìm kiếm cũng đã trở nên lỗi thời chỉ trong vài tháng. Những kĩ thuật SEO từng được cho là đỉnh cao trong ngành cũng nhanh chóng bị mọi người quên lãng.
Thuật toán của Google cũng thay đổi không ngừng. Đôi khi, Google còn điều chỉnh thuật toán liên tiếp chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. Tuy nhiên, các công nghệ hỗ trợ cho chuyên gia SEO cũng được cải tiến vượt trội, điều này đã phần nào cho phép chúng ta bước kịp với nhịp độ thay đổi nhanh chóng trong hệ thống tìm kiếm.
Năm 2017 là năm của Google AMP (accelerated mobile pages – trang tăng tốc cho thiết bị di động), sự nổi dậy của HTTPS, tầm quan trọng của backlink, sự thận trọng khi lạm dụng chuyển hướng 301 và quá trình định dạng lại rich snippets (cấu trúc dữ liệu chuẩn) để thích ứng với sự gia tăng trong tìm kiếm bằng giọng nói,… Hiển nhiên là 1 trong số các xu hướng vừa được liệt kê trên sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay, còn số khác thì sẽ dần biến mất.
Mặt khác, có rất nhiều xu hướng SEO sẽ xuất hiện vào năm 2018 này. Google hiện đang làm mọi cách để khiến việc phá vỡ thuật toán xếp hạng của họ là vô khả thi bằng việc điều chỉnh liên tục để thích ứng với từng thay đổi nhỏ nhất trong thị trường. Điều này chính là thử thách lớn nhất đối với những ai làm trong lĩnh vực SEO.
Sau đây là 1 vài xu hướng SEO mà bạn nên tìm hiểu trong năm nay:
Tính đa dạng của trang kết quả tìm kiếm (SERPs) ngày càng tăng
Mục tiêu của tất cả chuyên gia SEO là đạt được và duy trì tỉ lệ tìm kiếm cao cùng với lưu lượng truy cập (traffic) đều đặn. Trong trường hợp lý tưởng nhất, điều này có nghĩa từ khóa của bạn đạt thứ hạng cao nhất trong trang kết quả tìm kiếm. Việc đạt được vị trí này rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là bạn phải biết cách duy trì thứ hạng này càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, với sự phát triển gần đây nhất của hệ thống tìm kiếm, việc đạt được hạng 1 không thể đảm bảo sẽ đem lại cho bạn lượng truy cập mà bạn mong muốn nữa.
Khoảng thời gian với chỉ 10 kết quả tìm kiếm được liệt kê bằng các kí tự màu xanh có đính kèm liên kết đã qua rồi. Bây giờ, khi bạn nhìn vào 1 trang kết quả tìm kiếm, nó sẽ được lấp đầy bởi hình ảnh, video, links, các trích dẫn từ kênh xã hội nào đó, 1 đoạn văn bản ngẫu nhiên sâu bên trong bài viết, và quảng cáo. Trang kết quả tìm kiếm đã trở nên đa dạng hơn, đồng thời làm lu mờ đi vị trí số 1.
Trong khi việc tối ưu từ khóa và đoạn văn bản vẫn rất quan trọng, bây giờ bạn phải thực hiện các tác vụ SEO từ bên ngoài trang web của bạn nữa.
Sự đa dạng của trang kết quả tìm kiếm đa số đến từ AdWords, tin tức, cấu trúc dữ liệu, doanh nghiệp địa phương, reviews, các bài tweet, video, hình ảnh, kết quả mua sắm và liên kết đến từ các trang web khác nhau.
Làm thế nào để bạn có thể sắp xếp và theo dõi tất cả những yếu tố được liệt kê trên? Có 1 vài công cụ như Rank Tracker giúp bạn theo dõi thứ hạng và chỉ ra cho bạn những từ khóa đang kềm hãm lượng truy cập mà đáng ra bạn đã có được.
Cấu trúc dữ liệu cần được xây dựng 1 cách đầu tư hơn
Có hai loại cấu trúc dữ liệu: cấu trúc dữ liệu chuẩn và cấu trúc dữ liệu thông thường. Cả 2 đều có 1 tiêu đề có thể click vào được, 1 URL, và 1 thẻ mô tả. Cấu trúc dữ liệu chuẩn có tiêu đề bao gồm “|” thay vì dấu gạch ngang (-), reviews và hình ảnh. Cách bạn xây dựng dữ liệu rất là quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định xem công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin của bạn như thế nào.
Bạn có thể nghĩ rằng điểm khác biệt này không đáng để đề cập đến, tuy nhiên trên thực tế, các kết quả tìm kiếm với cấu trúc dữ liệu được chuẩn hóa sẽ nhận được nhiều lượt click hơn. Tất nhiên điều này cũng sẽ tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Nếu bạn không biết 1 cấu trúc dữ liệu chuẩn cấu tạo ra sao, thì bạn có thể tham khảo website shcema.org. Trang web này có cung cấp hướng dẫn rất cụ thể về cách xây dựng dữ liệu chuẩn.
Tốc độ tải trang
Trong xã hội có nhịp sống hối hả, ai cũng muốn được truy cập và cập nhật thông tin 1 cách nhanh chóng.
Không điều gì phiền lòng hơn là click vào 1 trang web có vẻ như phù hợp với nhu cầu của bạn, nhưng lại đợi quá lâu để trang ấy có thể tải xong. Nếu trang web đó không thể tải xong trong vòng 5 giây, bạn sẽ bỏ qua nó và tìm đến 1 website khác với hi vọng website này có thể thỏa mãn bạn nhanh hơn.
Không một ai thích những trang web có tốc độ tải trang chậm cả. Nếu trang của bạn chậm, thì lưu lượng truy cập của bạn sẽ giảm 1 cách nhanh chóng. Tốc độ tải trang là 1 yếu tố trong trải nghiệm người dùng (UX), cực kỳ với quan trọng đối với tất cả các website.
Vậy thì tốc độ ra sao được gọi là nhanh? Theo gợi ý đến từ Google là tốc độ tải trang phải từ 3 giây hoặc ít hơn
Tốc độ tải trang đã là 1 trong cách thành phần chủ chốt trong những năm qua, nhưng khi bước vào năm 2018 này, chúng ta mới thực sự thấy được tầm quan trọng của nó.
Tăng tính tương thích của các trang web
Google tiếp tục sứ mạng của họ trong việc tạo ra những trải nghiệm duyệt website tốt nhất cho người sử dụng. Ngoài việc nâng cao tính an toàn của các trang web được hiển thị, Google còn tìm kiếm các trang tương thích nhất với ý định tìm kiếm của người dùng – cho dù kết quả hiển thị có khác đi 1 chút so với những gì họ đã hỏi.
Nói 1 cách khác, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá tính tương đồng về nội dung website của bạn. Một trong các phương pháp mà Google sử dụng để đánh giá điều này là thuật toán Chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI – Latent Semantic Indexing). Thông qua LSI, Google có thể thu thập nội dung từ hàng tỉ website khác nhau và phân tích ngữ nghĩa của từng cái một, sau đó lọc ra những từ và thành phần liên quan.
LSI cũng trợ giúp Google trong việc quyết định xem nội dung của 1 website có mạch lạc và trôi chảy hay không.
Bên cạnh đó, Google cũng phân tích những trang web đứng top nhằm nhận diện những khoản mục khác (hình ảnh, video, tin tức) có liên quan.
Vậy thì làm thế bạn để bạn tạo ra được nội dung trên website mạch lạc và trôi chảy theo đúng như thuật toán của Google? Bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu nội dung của các trang web đứng đầu bảng xếp hàng tìm kiếm trong ngành của bạn và tìm ra được điểm chung của tất cả website đó. Tuy nhiên, điều này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn đấy, đặc biệt là nếu bạn chỉ tập trung vào tìm kiếm các từ khóa. Để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu này, bạn có thể sử dụng 1 số phiên bản dùng thử của nhiều trang web đánh giá khác nhau.
Tìm kiếm bằng giọng nói không còn là điều xa xỉ nữa
Tiếp bước sự tăng trưởng ở năm 2017, tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tiếp tục dẫn đầu xu hướng. Rất nhiều khách hàng cực kỳ ưu chuộng sự thuận tiện của việc ra lệnh bằng giọng nói thay vì phải đánh chữ vào trình tìm kiếm. Cách này không chỉ nhanh hơn, mà còn cho phép người dùng hỏi những thứ phức tạp hơn.
Quan trọng hơn nữa, các phần mềm nhận diện giọng nói đã đạt đến trình độ có thể hiểu được tốc độ nói chuyện bình thường của người dùng.
Việc người dùng có thể đưa ra các lệnh tìm kiếm phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn phải áp dụng đồng thời tối ưu từ khóa và tập trung vào những từ ngữ mà người dùng hay sử dụng để ra lệnh tìm kiếm. Cách người dùng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ khác hẳn với cách họ nhập chữ vào, vì vậy chiến lược SEO của bạn nên bao gồm các từ thường được dùng trong văn nói.
Hãy nhớ rằng, người dùng ra lệnh tìm kiếm rất khác so với cách họ nhập chữ, nên chiến lược SEO của bạn cũng phải được tối ưu cho phù hợp với từ ngữ họ dùng.
Thiết bị di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Smartphones chiếm lĩnh thị trường, đồng thời kéo theo lưu lượng duyệt web trên thiết bị di động tăng nhanh đột biến. Trên thực tế, số lượng người sử dụng smartphone để lướt Internet cao hơn hẳn số người sử dụng máy tính.
Việc sở hữu 1 website thân thiện với thiết bị di động không còn là 1 sự lựa chọn nữa rồi. Bây giờ, tính năng thân thiện với thiết bị di động (mobile friendly) này là điều không-thể-không-có đối với cả người dùng và hệ thống tìm kiếm.
Thực tế thì, độ thân thiện với thiết bị di động cũng là 1 trong số các yếu tố để đánh giá xếp hạng website của bạn.
Đây không còn là 1 khái niệm mới mẻ nữa, nó có lẽ là thứ mà bạn nghe vài năm trước rồi, nhưng với mỗi thiết bị mới ra mắt và kèm theo tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, bạn sẽ phải chú trọng hơn vào nó đấy.
Sự nổi lên của “linkless” backlink – backlink không chèn liên kết
Backlink được xem như phần cốt lõi nhất của SEO hàng năm liền. Trong quá khứ, việc liên kết từ 1 nguồn khác để tăng sức mạnh cho 1 website được Google xem như hành vi gian lận nên họ đã phát triển thuật toán Penguin (thuật toán chống nhồi nhét backlink) vào năm 2012.
Từ khi thuật toán này được áp dụng, backlink trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với chủ của các website vì họ cần cố gắng để liên kết với các nguồn tin cậy, có chất lượng hơn.
Trong khi liên kết từ các nguồn chất lượng, có sức mạnh cao có thể giúp website của bạn tăng thứ hạng tìm kiếm, con bọ tìm kiếm của Google đã hết mức tinh vi trong việc từ từ tước đi sức mạnh vốn có của backlink.
Backlink không chỉ là việc bạn đặt liên kết của bạn ở đâu và với ai nữa. Một liên kết đơn giản, không đầu tư sẽ không giúp bạn được điều gì cả.
Hệ thống tìm kiếm ngày nay có khả năng liên kết với các thương hiệu, học viện, tổ chức và con người mà không cần đặt liên kết đến trang web của họ nữa. Liên kết cũng có vai trò quan trọng trong việc xếp hạng, nhưng những nội dung khác xung quanh liên kết đó cũng là 1 yếu tố cần xem xét nhiều hơn.
Trang kết quả tìm kiếm (SERPs) ngày càng được cá nhân hóa
Bên cạnh cách yếu tố xếp hạng truyền thống khác, như tốc độ tải trang, tính tương quan của nội dung và sức mạnh website, thì hệ thống tìm kiếm cũng sử dụng thông tin của người dùng, như sở thích, lịch sử duyệt web và địa điểm đã đi qua, để cung cấp danh sách kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa cho người đó.
Google, cùng với các công cụ tìm kiếm khác, đã phát triển tính năng cá nhân hóa này trong hàng năm liền.
Mục tiêu leo lên các thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của nhiều người làm SEO khác nhau sẽ có nhiều điểm chung hơn. Các trang đứng thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm ngoài việc thu hút được nhiều lưu lượng truy cập, thì trang doanh nghiệp của nó còn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng trong lần tìm kiếm tiếp theo.
Điều này mở ra cho bạn cơ hội tuyệt vời trong việc chi phối trang kết quả tìm kiếm của người dùng trong tương lai.
Việc được xếp hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm đã được cá nhân hóa không thể chỉ thành công chỉ với 1 vài yếu tố. Hãy đảm bảo tính chính xác của thông tin traffic của website bạn sở hữu và thường xuyên kiểm tra thứ hạng trong các trình duyệt ẩn danh.
Hãy tối ưu chiến lược của bạn đúng cách
SEO là 1 lĩnh vực biến đổi không ngừng. Trong năm nay, Google sẽ tiếp tục cải thiện để nâng cao trải nghiệm người dùng khi duyệt web bằng cách quét độ nhất quán giữa nội dung trong trang, áp dụng bộ lock kết quả tìm kiếm đã được cá nhân hóa và xét tốc độ tải trang; tất nhiên là áp dụng đồng thời với các yếu tố xếp hạng khác. Google cũng muốn chắc chắn rằng các trang web xuất hiện ở top kết quả tìm kiếm đều thân thiện với thiết bị di động và sử dụng từ ngữ thông dụng, thường gặp trong giao tiếp.
Sẽ rất khó khăn để bắt kịp với tất cả xu hướng trong lĩnh vực SEO vì đây là 1 quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Leave a comment