Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì nhỉ? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn bất cứ newbie nào trong ngành marketing cũng thắc mắc. Hiện nay, hầu hết các team marketing đều được định hướng theo phương pháp tăng traffic (lưu lượng truy cập) vào các trang web nhằm mục đích tăng tỉ lệ chuyển đổi người vào trang thành khách hàng tiềm năng (lead) cho đội ngũ bán hàng “chốt sale”.

Quá trình này khá đơn giản, tuy nhiên nó lại là một cách marketing truyền thống. Trên thực tế, có rất ít team marketing tập trung vào việc tận dụng những lợi ích từ lượng traffic hiện tại. Trong khi đây mới chính là điểm xuất phát của quá trình chuyển đổi.

Thay vì tìm cách tăng traffic, hãy tìm cách tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) cho trang web của mình.

Trong bài viết này, Thuengay.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) – Nó mang lại lợi ích gì, vì sao phải tối ưu, và làm thế nào để thực hiện?

Bên cạnh đó, Thuengay.vn còn hướng dẫn bạn cách cải thiện hiệu quả của trang web để thúc đẩy doanh số với cùng một lưu lượng truy cập, đồng thời giúp bạn viết content một cách thông minh hơn, chứ không phải nhiều hơn.

Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) là gì?

Rất nhiều trang web được thiết kế với mục đích chuyển đổi số người xem trang thành khách hàng mua hàng thực tế. Tất cả quá trình này diễn ra trên toàn bộ trang – từ trang chủ đến trang định giá, blog và trang đích – và chúng lại được tối ưu thành con số chuyển đổi cao hơn. Quá trình tối ưu những chuyển đổi này chính là CRO.

CRO là một cơ hội lớn và đầy tiềm năng cho các team marketing, khi điều chỉnh trang web của mình cho phù hợp với quá trình chuyển đổi, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên bởi những tác động to lớn mà chúng mang lại.

Khi nào thì doanh nghiệp của bạn cần tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO)?

Một khi công cụ sale và marketing của bạn đã thu hút được người truy cập vào site và lượng truy cập này thường xuyên chuyển đổi thành các khách hàng tiềm năng, bạn nên bắt đầu nghĩ đến khâu tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi.

Thực ra, đa số các doanh nghiệp đều có một hạn chế nhất định về sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, bắt buộc bạn phải khai thác tối đa hiệu quả của lượng truy cập hiện tại vào trang web. Những công cụ như Google’s Global Market Finder có thể chỉ ra tần suất tìm kiếm online, từ đó đưa ra những gợi ý về nhu cầu của khách hàng. Và khi đã định hướng được ngưỡng nhu cầu của khách hàng, cũng là lúc bạn cần tận dụng tối đa lượng traffic vào site.

Sau đây là 3 công thức giúp bạn tìm ra cách thực hiện CRO phù hợp cho doanh nghiệp của mình và những mục tiêu cần đặt ra:

1. Mục tiêu doanh thu mới ÷ giá bán trung bình = số khách hàng mua hàng thực tế mới
2. Số khách mua hàng thực tế mới ÷ % khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng = Mục tiêu khách hàng tiềm năng
3. Số khách hàng tiềm năng thực hiện hành động ÷ lượng traffic của site X100 = % tỷ lệ chuyển đổi.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của CRO lên doanh số bán hàng, Thuengay.vn sẽ đưa ra một ví dụ thực tiễn về công thức trên:

Giả sử, site của bạn có khoảng 10.000 người truy cập mỗi tháng, tạo ra 100 khách hàng tiềm năng và 10 khách hàng mua hàng thực tế, thì tỉ lệ chuyển đổi từ traffic thành khách hàng sẽ là 1%.

Nhưng nếu bạn muốn tăng con số khách mua hàng trên thực tế lên 20 mỗi tháng, thì bạn hãy thử tăng traffic lên 20.000, đồng thời đảm bảo cho chất lượng traffic không bị sụt giảm.

Hoặc bạn cũng có thể thu hút thêm khách hàng tiềm năng từ lượng traffic hiện tại bằng cách tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi. Khi bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi từ 1% lên 2%, thì tỉ lệ khách hàng tiềm năng và khách mua hàng thực tế có thể tăng lên gấp đôi.

Bảng số liệu sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tác động khi tăng tỉ lệ chuyển đổi của site:

Vậy điểm mấu chốt của Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi là gì?

Việc cố gắng kiếm thêm traffic cho site là không thực sự là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy nghĩ về việc này như một cái túi bị thủng lỗ. Dù bạn có đổ thêm bao nhiêu nước cũng không thể vá được cái lỗ ấy và nó chỉ khiến bạn lãng phí thêm nước mà thôi. Vì thế, việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi chính là tận dụng tối đa những gì bạn đang có, thậm chí còn khiến chúng mang lại nhiều lợi ích hơn.

8 thủ thuật tối ưu hóa tỉ tệ chuyển đổi (Nguồn ảnh: webranking.com)

Vậy, bạn đã sẵn sàng thực hiện những bước tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi đầu tiên cho doanh nghiệp của mình chưa? Nếu rồi, hãy ghi nhớ các thủ thuật dưới đây và bắt đầu quá trình thử nghiệm:
8 thủ thuật Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi

1. Tạo Lời kêu gọi bằng text (CTA text-based) trong các bài đăng trên blog

Tạo CTA (call-to-action) trong các bài đăng trên blog là lựa chọn khá phổ biến, nhưng đôi khi chúng lại thất bại trong việc thúc đẩy mọi người thực hiện hàng động. Banner blindness – điểm mù quảng cáo banner – là một ví dụ điển hình. Nó ám chỉ việc bỏ qua banner 1 cách vô thức của người dùng, họ đã quá quen với việc bỏ qua thông tin dạng banner trên các trang web. Sự thiếu quan tâm này, cộng thêm một thực tế là không phải ai truy cập vào site cũng đọc hết từ đầu đến cuối, bởi hầu hết mọi người đều đọc lướt nội dung. Điều này có nghĩa, bạn đang cần đến một phương pháp tiếp cận mới hơn.

Và CTA text-based chính là giải pháp. Chẳng hạn như HubSpot, trang này đã tiến hành thử nghiệm CTA text-based – một dòng văn bản độc lập có chứa liên kết dẫn đến trang đích và được đặt tên là H3 hoặc H4 – để kiểm tra liệu nó có thể chuyển đổi traffic thành khách hàng tiềm năng nhiều hơn những CTA thông thường ở cuối trang hay không.

Kết quả là, trong bài kiểm tra của HubSpot về 10 bài đăng trên blog, những CTA thông thường nằm ở cuối trang chỉ đóng góp khoảng 6% số khách hàng tiềm năng, trong khi 93% số khách hàng tiềm năng còn lại đến từ CTA text-based.

2. Thêm các luồng dẫn trên blog

Thêm các luồng dẫn trên blog cũng là một thủ thuật khác mà bạn nên cân nhắc. Về cơ bản, chúng được thiết kế với mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng và cung cấp giá trị. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn slide-in box, banner drop-down hoặc pop-up box. Trang HubSpot đã thử nghiệm slide-in box và đạt được tỷ lệ nhấp (CR) cao hơn 192% so với các CTA thông thường ở cuối bài đăng.

3. Chạy thử nghiệm trên landing pages (trang đích)

Landing page là một phần rất quan trọng trong bộ công cụ của các marketer hiện đại. Landing page sẽ hiện ra khi một người truy cập trang web trở thành khách hàng tiềm năng hoặc một khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu của bạn. Các trang này đóng vai trò rất quan trọng với site chính. Vì thế, bạn nên tiến hành A/B testing để kiểm tra hiệu quả của chúng.

Vậy A/B testing là gì? Giả sử lượng traffic vào site bạn là 100%, bạn chia số traffic ấy ra làm đôi,tạm gọi là nhóm traffic A và nhóm traffic B. Với mỗi nhóm traffic, cùng một yếu tố đó, bạn thử nghiệm ở 2 phiên bản khác nhau để xem phiên bản nào, cái nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi (traffic thực hiện hành động mong muốn) hiệu quả hơn. Cách làm này được gọi là A/B testing.

4. Giúp khách hàng tiềm năng ngay lập tức trở thành MQL (Marketing qualified lead – Khách hàng tiềm năng có được từ hoạt động tiếp thị)

Đôi khi, người truy cập vào trang web chỉ muốn tìm hiểu ngay về doanh nghiệp của bạn và có nhu cầu nói chuyện trực tiếp với đại diện bán hàng. Bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho họ thực hiện hành động bằng cách thiết kế một CTA thật chu đáo và thông minh.

Theo HubSpot, lượng người truy cập đăng ký xem bản demo của sản phẩm có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn so với lượng khác truy cập đăng ký thử nghiệm sản phẩm miễn phí. Do đó, họ đã tối ưu hóa trang web và đường dẫn chuyển đổi cho những người đặt bản demo hoặc sắp đặt cho khách hàng một cuộc nói chuyện với đại diện bán hàng.

Cũng phải thừa nhận rằng, điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm và quy trình bán hàng của bạn. Nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là là chạy một loạt các bài kiểm tra để tìm ra sản phẩm nào tạo ra nhiều khách hàng nhất. Sau đó thực hiện quá trình tối ưu hóa cho sản phẩm đó.

5. Xây dựng luồng công việc tự động

Bạn có thể xây dựng các luồng công việc tự động để hỗ trợ đội ngũ bán hàng. Luồng công việc này có thể thay mặt nhân viên bán hàng gửi mail đến các khách hàng tiềm năng và giúp họ đặt lịch gặp mặt chỉ thông qua một lần click. Hoặc các nhân viên của bạn cũng có thể nhận được thông báo qua email mỗi khi khách hàng tiềm năng đang thực hiện những hành động có ý định cao, ví dụ như xem trang giá cả trên site. Và nếu bạn làm việc trong ngành thương mại điện tử, bạn thậm chí còn có thể gửi email cho những người từ bỏ giỏ hàng. Tất cả những quá trình này đều có thể được tự động hóa.

6. Thêm hộp nhắn tin vào những trang web có khả năng chuyển đổi cao

Với công cụ nhắn tin, bạn có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng ngay trên trang. Để tăng chuyển đổi, bạn nên thêm chức năng nhắn tin vào các trang web có hiệu suất cao, chẳng hạn như trang giá cả hoặc các trang sản phẩm, giúp các khách hàng tiềm năng chuyển đổi thay vì thoát ra khỏi trang.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện trò chuyện dựa trên hành động. Ví dụ: nếu người truy cập đã dành hơn một phút trên trang, hệ thống sẽ tự động hỏi xem khách hàng có cần giúp đỡ gì hay không và trả lời một số câu hỏi thường gặp.

7. Tối ưu những bài đăng có hiệu quả cao

Nếu bạn đã viết blog hơn 1 năm, chắc hẳn trên trang của bạn sẽ có những bài viết đạt hiệu quả cao hơn những bài viết khác. Để bắt đầu, bạn hãy tìm những bài đăng có lưu lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp. Nguyên nhân có thể do nội dung của nó không phù hợp với những bài đăng khác trên blog hoặc CTA của bạn không rõ ràng.

Hoặc, bạn cũng nên xem lại các bài đăng có tỷ lệ chuyển đổi cao. Muốn đẩy lượng traffic chất lượng vào trang web, bạn có thể thực hiện tối ưu hoá nội dung cho phù hợp với các công cụ tìm kiếm hoặc cập nhật nội dung để đảm bảo rằng nội dung đó luôn mới và phù hợp.

8. Thúc đẩy tính năng thu hút khách hàng truy cập lại vào trang web

Bạn có biết trung bình một khách hàng cần truy cập đến 7 lần vào trang web của bạn trước khi quyết định mua hàng? Chính vì thế, remarketing (công nghệ đeo bám quảng cáo) là một chiến thuật không thể thiếu.

Khách hàng vào website doanh nghiệp dù mua hàng hay không, chỉ cần có từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ đeo bám quảng cáo để lôi kéo lại sự chú ý của độc giả vào quảng cáo của bạn tại các trang web khác. Điều này đặc biệt hiệu quả khi bạn nhắm mục tiêu là những người truy cập các trang web có khả năng chuyển đổi cao.

Câu nói yêu thích: "If you truly loved yourself, you could never hurt another" - Budda.

Leave a comment